Hành trình đến Qomolangma (tên gọi khác của đỉnh Everest) vòng quanh qua mấy ngọn đèo với con đường ngoằn ngèo uốn lượn và các trạm gác an ninh cuối cùng cũng đến điểm Check point ở chân núi cách EBC 50km. Sau thủ tục soát vé, chúng tôi đổi sang xe điện để tiếp tục di chuyển đến điểm dừng cuối trạm cách EBC 8.7km. Từ đây bạn phải trekking tiếp 1 đoạn nữa mới đến EBC.
Dường như trời xanh đã vén màn mây để chúng tôi được chiêm ngưỡng 1 cách trọn vẹn vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh núi Everest – Nóc nhà thế giới. Chúng tôi cảm tạ đất trời bằng phút giây thiền định và tiếp nhận nguồn năng lượng thiêng liêng cho hành trình Kora Kailash trong những ngày sắp tới.
Sau khi dùng bữa trưa muộn tại khu lều ở trạm dừng, chúng tôi di chuyển ra xe điện xuống núi thì trời bắt đầu lắt rắt vài giọt mưa. Xa xa, đỉnh Everest đang chìm trong biển mây xám dày đặc, mưa bay giăng giăng thành màn, trên đỉnh tuyết trắng sẽ rơi rơi…
Everest Base Camp (EBC) có phải là đỉnh Everest không?
Everest Base Camp chính là trại nền, điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình chinh phục đỉnh Everest. Hiện nay, có 2 điểm EBC nằm ở 2 quốc gia khác nhau. Thứ nhất là South Base Camp, trại nền phía Nam với độ cao 5.364m ở Nepal. Thứ hai là North Base Camp, trại nền phía Bắc với độ cao 5.150m ở Tây Tạng, Trung Quốc. Đối với các Trekker Việt Nam, EBC Nepal có phần quen thuộc và được lựa chọn nhiều hơn, bởi thủ tục đơn giản, dễ dàng tìm kiếm thông tin hơn cung còn lại.
Everest Base cao 5364 m, là điểm đầu tiên cần phải vượt qua với những người muốn chinh phục Everest. Tiếp đến là các trạm trung chuyển Camp I cao 5900m, Camp II cao 6400m, Camp III cao 7500m và Camp IV cao 7950m. Cung trekking EBC thường chỉ kéo dài từ 10 – 16 ngày. Trong khi đó để chinh phục Everest, bạn cần một khoảng thời gian tầm 2 tháng. Vì thế đừng nhầm lẫn giữa hai chuyến đi này nhé.
Đỉnh Everest – nóc nhà thế giới tại dãy Himalaya
Thuộc biên giới giữa 3 nước là Nepal, Trung Quốc và Ấn Độ, với độ cao 8.848m so với mực nước biển, Everest đã trở thành nóc nhà của thế giới. Ban đầu, đỉnh núi này được người Nepal gọi là Sagarmatha và người Tây Tạng gọi là Chomolungma. Cuối cùng, nó được đặt tên theo nhà địa lý Sir George Everest, người lãnh đạo nhóm khảo sát ngọn núi này năm 1841.
Tháng 06|2023