[All about Art]
Bóng chiều
Nắng nhạt nhiều
Bước chân cô liêu…
Vàng son
Vách đá mòn
Nụ cười Bayon…
Đền cổ
Tâm giác ngộ
Giữa đời sóng xô…
From me with
—
NHỮNG KHUÔN MẶT BAYON, NHÌN XUYÊN THẤU ĐỜI NGƯỜI
Bài và Ảnh: Nguyễn Duy Phương
[English below]
Tôi không có cơ duyên nào để thăm viếng ngôi đền Bayon vào đêm trăng sáng. Tuy vậy, trong vài lần diện kiến ngôi đền với hàng trăm khuôn mặt Bồ tát được tạc vô cùng chi tiết trên các khối đá xanh hàng ngàn năm tuổi, tôi cũng nhận được chút ít sự chiêm nghiệm về cuộc đời, về bản ngã của chính mình.
Bayon, vừa là tên một ngôi đền nổi bật nhất trong quần thể, vừa là tên gọi những khuôn mặt được tạc trong đền, mà nó cũng chính là một phong cách xây dựng về sau được các nhà nghiên cứu kiến trúc đặt cho. Bayon thể hiện một đặc trưng hiếm có là việc tạc các khuôn mặt trên các khu tháp chính và các cổng ra vào. Bản thân các khuôn mặt đa dạng cũng là tâm điểm của một số tranh cãi lớn trong ngành khảo cổ. Các trường phái khác nhau cho rằng đây là các khuôn mặt của thần Shiva theo Ấn Độ giáo, một số nhà khảo cổ lại cho rằng các bức tượng thể hiện nhân diện của nhà vua Jayavarman VII, người đã khởi công xây dựng quần thể này. Tuy vậy, giả thuyết phổ biến nhất cũng là hợp lý nhất, các Bayon chính là các khuôn mặt Bồ tát. Những cảm xúc trên tượng thể hiện đầy đủ tính chất cảm thông, san sẻ mọi khổ đau trần thế, mà chính các vị Bồ tát, những người thay vì đã giác ngộ, có thể nhập Niết Bàn thì lại muốn lưu lại trần thế, phổ độ chúng sinh.
Tranh cãi về nguồn gốc, tính biểu tượng, vẫn tiếp diễn cho đến hôm nay. Tuy vậy, có một giá trị rất lớn mà tôi tâm đắc: sự giao thoa giữa các nền văn hóa, luôn được những triều đại Khmer giữ gìn, mở rộng cho dù họ theo Phật giáo hay Ấn Độ giáo. Sự quên lãng quần thể này hàng trăm năm trước cũng là một sự may mắn kỳ diệu giúp cho các công trình này tồn tại gần như nguyên vẹn đến ngày nay, minh chứng cho khả năng sáng tạo vô hạn của lịch sử nhân loại. Trong dòng chảy lịch sử ấy, chúng ta chỉ là những cá thể nhỏ bé, được chiêm nghiệm những thành quả vô cùng kỳ vĩ của quá khứ để tự cảm thấy niềm hạnh phúc an lạc giữa hàng trăm khuôn Bayon hiền hoà và chứa đựng sự từ bi.
Rời đền Bayon, cũng là lúc bóng chiều nhạt nắng, ánh sáng xiên qua tán lá của những hàng cây cổ thụ xung quanh ngôi đền cổ và rớt xuống mặt đường, đám bụi mờ bốc lên mỗi khi có những bàn chân bước vội ngang. Anh tài xế xe tuk tuk mà tôi thuê, vẫn hiền lành đứng chờ sẵn trước cổng kinh thành cổ kính. Người Campuchia có nụ cười hiền, họ cũng như dân tộc Việt, trải qua nhiều khó khăn bởi chiến tranh trong quá khứ, nhưng mầm xanh vẫn vươn lên bất chấp mảnh đất cằn cỗi và cơ cực.
THE FACES OF THE BAYON, SEEING THROUGH LIFETIMES
While I have never had the chance to see the Bayon in moonlight, the time I’ve spent there, admiring a temple with hundreds of faces of Bodhisattvas exquisitely carved into thousand-year-old stone, allowed me to reflect on life and my own identity.
The term “Bayon” refers to the most distinctive temple in the complex, the carved faces in the temple, and this particular architectural style. The carved faces gracing the main towers and gates are hotly debated by scholars. Some identify them as the many faces of the Hindu god Shiva. Others believe they represent King Jayavarman VII, who began building the complex. The most popular theory is also the most reasonable: the Bayon are the faces of Bodhisattvas. The statues seem to display a full understanding of and willingness to share the burdens of earthly life. Bodhisattvas, enlightened beings who choose to linger in the mortal world instead of attaining nirvana to save others from suffering, certainly fit the bill.
Scholarly debates about origins and symbolism still rage today. However, one fact captured my interest: regardless of whether the state religion was Buddhism or Hinduism, Khmer dynasties always preserved and expanded upon this intersection of cultures. Later, the complex was serendipitously forgotten for hundreds of years, enabling the architectural works to stay nearly intact and stand as testaments to humans’ infinite capacity to create. In the passage of time, we are but tiny individuals who have the chance to reflect on the towering achievements of the past. Among hundreds of Bayon faces radiating hallowed grace and mercy, we feel comfort and joy.
I left the Bayon as the day began to fade. Light poured onto the road through the canopy of old trees surrounding the temple. Every hurried step stirred clouds of dust. My tuk-tuk driver was waiting patiently in front of the gate of the ancient citadel. The people of Cambodia have such kind smiles. Much like their Vietnamese neighbors, they have gone through hardships from past struggles, but life still grows in these arid and desolate lands.