Ấn Độ và đời sống tín ngưỡng trên sông Hằng

Người Ấn đa phần xem cái chết là một điều hết sức bình thường, đó chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp trong vòng luân hồi, tái sinh, giải thoát. Do đó, không có sự khóc than thương tiếc hay tổ chức tống táng long trọng. Chỉ vài giờ sau khi qua đời, người chết được mai táng rất gọn gàng đơn giản bằng cách quấn trong những lớp vải, để lên chiếc cáng làm bằng hai thanh tre, khiêng đến bờ sông gần nhất, hỏa thiêu rồi đẩy tro cốt xuống sông là xong. Vì vậy, Sông Hằng ở đoạn thánh địa Varanasi là địa điểm mà hầu hết người Ấn nào cũng mong muốn khi chết được thiêu và rải tro cốt xuống dòng thiêng ấy.
Một cách thú vị để tìm hiểu tầm quan trọng của dòng sông đối với người Hindu là hãy bắt một cuốc xe tuktuk hướng về khu phố cổ, xuống xe rồi đi bộ len lỏi một đoạn trong các con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo trước khi đổ vào trục đường chính tấp nập, băng qua khu chợ đêm nhộn nhịp với các cửa hàng lớn và những sạp đồ nhỏ bày bán chật chội, xuyên qua dòng người địa phương đang chen chúc ngược xuôi để đến các bến tắm dọc theo bờ sông khi màn đêm buông xuống. Bến tắm có những bậc cấp bằng đá dài dẫn ra từ các ngõ nhỏ của thành phố xuống đến tận mặt sông. Bất cứ khi nào cũng có thể bắt gặp cảnh người dân đang sinh hoạt ăn uống và tắm giặt, đang mưu sinh mua bán và mặc cả, đang tiến hành các nghi lễ và cầu nguyện, hoặc chỉ đơn giản là đang ngồi trầm tư nhìn ra khoảng không vô định nơi dòng sông vẫn chảy hiền hòa, để chắc chắn nhận ra rằng cuộc sống này khó đoán định và thật vô thường ngay chính nơi đây…
 
Lễ hội sông Hằng diễn ra hằng đêm, người ta cúng lễ hai vị thần là thần Shiva và Nữ thần Sông Hằng. Niềm tin, tập tục tắm và uống nước sông Hằng để rửa sạch tội lỗi và giải thoát khỏi vòng luân hồi của người theo đạo Hindu vẫn được duy trì bất kể sự ô nhiễm ngày càng kinh khủng của nước sông Hằng. Rất nhiều ý kiến không đồng thuận với sự bất ổn trong tập tục này…
 
Người Ấn chỉ xây nhà bên bờ phía Tây sông Hằng, bờ Đông với những bãi cát tít tắp – nơi phát nguồn câu thành ngữ “Hằng hà sa số” – được để trống cho người dân chiêm bái khi mặt trời lên…
 
From India with 💛

One Reply to “Ấn Độ và đời sống tín ngưỡng trên sông Hằng”

  1. Xin chào!
    Chúc bạn có một chuyến du lịch thú vị!

Trả lời