Chúng tôi viếng thăm Vườn Lâm Tỳ Ni từ sáng tinh mơ, khi những tia nắng đầu tiên của một ngày mới soi rọi lấp lánh trên mặt hồ còn phủ mờ sương sớm.
Đoàn xe tuktuk nối đuôi nhau thành hàng dài, chạy lắc lư trên con đường lót đá gập ghềnh bụi tung mịt mù xuyên qua khu rừng để đến với một trong tứ thánh địa ghi dấu quan trọng nhất trong cuộc đời Đức Phật, một nơi chốn tâm linh dành cho khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đổ về hằng năm để chiêm bái, Vườn Lumbini, nằm dưới chân núi Himalaya, ở giữa biên giới Nepal và Ấn Độ, khu vực di sản này từng bị rừng cây bao phủ cho đến khi được phát hiện lại vào năm 1896.
Điểm sáng trong khu vườn chính là ngôi đền Maya Devi được đặt theo tên của Hoàng hậu – người đã sinh ra Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha Shakya Gautama). Vốn đây không phải là nơi vị Hoàng hậu của triều đại Thích Ca chọn để sinh con, Bà chỉ dừng chân tại đây khi đang trên đường về nhà cha mẹ ruột để sinh đứa con đầu lòng của mình. Duyên thay cho Lâm Tỳ Ni, Bà đã hạ sinh Thái tử khi với tay lên một cành cây Vô Ưu trong vườn. Gần 400 năm sau, năm 249 trước Công Nguyên, Vua A Dục đến nơi đây chiêm bái đã cho đặt Trụ đá Asoka Pillar Lumbini đánh dấu chính xác nơi ra đời của một NGƯỜI đã khai sáng đạo Phật giải thoát cho nhân thế.
…
Được coi là nơi Đức Phật ra đời, ngôi đền Maya Devi, mang tên mẹ Ngài tại Lumbini…
…
…
Ban đầu, trên đầu trụ đá này có tượng một con ngựa, nhưng sau đó bị hư bể, chỉ còn thân trụ, cao 6,7m. Theo Đại Đường Tây vực ký, Huyền Trang (602-664) có đến chiêm bái Lumbinī vào thế kỷ VII, ngài mô tả trên đầu trụ có con ngựa, nhưng về sau trụ bị sét đánh nên đầu có con ngựa bị hư mất. Nhờ bộ ký sự này, năm 1896, các nhà khảo cổ Nepal đã khai quật và phát hiện trụ đá Asoka, sau gần 15 thế kỷ Lumbinī bị rơi vào quên lãng, hoang phế kể từ lúc các Thánh địa Phật giáo bị tàn phá dưới bàn tay quân xâm lược Hồi giáo vào nửa cuối thế kỷ XIII14. Trụ đứng gần đền thờ Hoàng hậu Māyādevī (Mada), người đã hạ sinh Thái tử Siddārtha Gautama, khắc dòng chữ xác nhận khu vực nơi Đức Phật sinh ra, khoảng năm 563-483 Trước công nguyên, ngài thọ 80 tuổi. Năm 1997, Lumbini được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới, tiếp tục khai quật, trùng tu và tôn tạo.
Sắc lệnh khắc trên trụ đá có nội dung: Người Con Yêu Của Các Thần Linh, Vua Lòng Thương Nhìn Đời, vào năm 20 sau khi lên ngôi đã đến chiêm bái nơi đây, nơi Đức Phật Śākyamuni (Thích Ca Mâu Ni) ra đời. Một tường rào đá và trụ đá được dựng lên để tôn vinh Đức Thế Tôn đã sinh ra tại đây; làng Lumbinī được giảm thuế và chỉ đóng một phần tám lợi tức.
From Lumbini with
Tháng 10|2022