Kiyomizu Dera – “Dòng suối trong lành tinh khiết”

Chúng tôi cũng kịp ghé qua chùa Thanh Thủy – Kiyomizu Dera nằm ẩn mình trong núi Otowa mang ý nghĩa là “Dòng suối trong lành tinh khiết” để gửi gắm lời cầu nguyện về sức khỏe, may mắn và những điều tốt đẹp dành cho tất cả chúng ta vào một năm mới sắp đến.

From me with 

#KiyomizuDera #Kyoto #loveJapan

Tháng 11|2017

#nguyenngocdieu

Tìm hiểu viên ngọc linh thiêng của xứ Phù Tang

Cố đô Kyoto được coi là cái nôi của lịch sử, văn hóa Nhật Bản. Ngày nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử văn hóa quan trọng và là nơi chốn thanh bình, trầm mặc để ta một thoáng quên đi cuộc sống bộn bề, hối hả từng ngày. Nếu có dịp đến chơi Kyoto, hiếm có ai không ghé thăm Thanh Thủy Tự một lần bởi nơi đây không chỉ nổi tiếng linh thiêng bậc nhất xứ Phù Tang mà còn vì vẻ đẹp phong cảnh hữu tình với bốn bề non nước khiến lòng người đắm say.

 [Kiyomizu-dera on postcards]

Chùa Kiyomizu Dera còn được biết với tên gọi Chùa Thanh Thủy tọa lạc ở giữa lưng chừng núi Otowa, thuộc miền Đông của thành phố Kyoto, là một ngôi chùa cổ được xây dựng vào đầu thời kỳ Nara (năm 778), bởi một nhà sư chủ trì thành lập trước khi Kyoto trở thành thủ đô của Nhật Bản. Trãi qua nhiều biến cố và hỏa họan nên kiến trúc thưở ban đầu không còn nữa và ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại từ năm 1633.

[Ancient paintings]

[Tranh khắc gỗ truyền thống Nhật Bản của Họa sỹ Oka Nobutaka - Kiyomizudera in Spring]

Để đến chùa, bạn sẽ đi men theo con đường thoai thỏai dẫn lên triền đồi với hai bên đường là những cửa tiệm buôn bán các lọại sản phẩm truyền thống của cố đô như quạt giấy, dù, búp bê, áo kimono, guốc gỗ, đồ gốm sứ và hàng trăm cửa hàng bán các loai bánh ngọt truyền thống. Đặc biệt ở đây nổi tiếng là món Kem và Bánh (đủ lọai) với hương vị trà xanh độc đáo.

[Road to Kiyomizudera Temple, Japanese Painting]

Tên gọi Kiyomizu-dera hay Thanh Thủy bắt nguồn từ ba dòng nước trong lành chảy từ con thác Otowa. Thánh nhân Enchin – người có công sáng lập và cho xây dựng ngôi chùa đã tu hành khổ hạnh dưới dòng thác chảy này. Người ta cho rằng, 3 dòng nước chảy từ thác Otawa là 3 dòng nước thiêng, tượng trưng cho Trường thọ – Tình duyên – Thành đạt. Vì vậy, rất nhiều người tìm đến chùa Thanh Thủy để chiêm bái và uống nước ở đây với hi vọng vận may sẽ đến với mình. Người ta tin rằng, để vận may được trọn vẹn thì chỉ nên uống một ngụm ở một dòng nước, nếu vì tham lam mà uống nhiều ngụm hoặc uống nước ở cả 3 dòng thì sự linh thiêng sẽ không còn nữa. Trước khi uống nước thiêng ở dòng thác, bạn hãy chắp tay khấn vái cư sĩ Gyoei được thờ phía sau thác nước để thể hiện lòng tôn kính và thành tâm muốn xin dòng nước mát lành, tinh khiết này.

Ngoài việc được xếp vào hạng báu vật quốc gia của xứ Phù Tang không chỉ bởi sự linh thiêng mà còn vì giá trị đặc biệt của ngôi chùa lâu đời, Chùa Thanh Thủy còn có nhiều di sản văn hóa quan trọng khác như là cổng Deva, cổng phía Tây của chùa, ngôi tháp ba tầng và tháp chuông. Vào năm 1994, chùa đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa Thế giới như là một trong những di tích lịch sử quan trọng của Kyoto cổ đại.

[Tranh khắc gỗ Shin Hanga Nhật Bản của Họa sĩ Serge Astieres]

[Ōmura Kōyō, born 1891]

[Tranh màu nước của Họa sỹ Suisai Genki]

[Rain in Kiyomizu Temple, 1953 của Họa sỹ Asano Takeji]

[Tranh Đêm mùa xuân của Họa sỹ Miki Suizan]

[Họa sỹ Tomichiko Tokuriki]

Cổng chính có tên là Niomon (Cổng Nhị Vương) được xây dụng lại năm 2003 (chính diện 10m, ngang 4,8 m và cao 8.5 m) ngày xưa làm bằng sơn mài nên cũng được gọi là cổng đỏ. Cổng nhị Vương nằm ngay những bậc nấc đầu tiên, phía tây Chùa, được sơn đỏ – màu sắc tượng trưng cho sự linh thiêng ở Nhật Bản, càng làm nổi bật kiến trúc của Thanh Thủy Tự. Sau khi qua khỏi cổng chính, tháp ba tầng, tháp chuông và các quần thể gian thờ là 1 con đường cong cong dẫn vào chính đường.

Chính đường là 1 tòa nhà bằng gỗ được xây dựng lại năm 1633 (thời gian 10 năm) với mặt tiền là 36 m, ngang 30 m và cao trần là 18 m, được phân ra làm 3 khu vực dựa vào các hàng cột, phía trước chính đường là một khỏang bancon rộng 90 m2, bên dưới được chống đỡ bởi rất nhiều cột gỗ cao khỏang 12m tạo nên một đặc điểm nổi bậc không giống một ngôi chùa nào khác trên thế giới. Ngôi chánh điện được dựng trên vách núi, mặt tiền của chính điện được dựng trên một đài cao, có giá đỡ là 139 cây cột gỗ cao 12m, có kết cấu giao nhau tạo thành mặt tiền như một khán đài, trước kia, đây là nơi đón tiếp lượng lớn khách hành hương từ khắp nơi đổ về. Bên trong tòa chính điện có thờ tượng Phật Bà Quan Âm 11 mặt, nghìn tay nghìn mắt, được coi là quốc bảo của Nhật Bản.

Ngôi chùa được xây chủ yếu bằng gỗ, không sử dụng một chiếc đinh nào trong toàn bộ cấu trúc của chùa. Xung quanh chùa có trồng nhất nhiều cây maple và hoa anh đào. Mỗi độ giao mùa, những hàng maple và anh đào mang đến những sắc màu tươi mới và căng tràn sức sống. Vì nằm ở lưng chừng núi mà lại không sử dụng bất cứ chiếc đinh nào nên những cột đỡ của ngôi chùa này đều là những thân cây to, vững chãi. Sảnh chính của chùa có những mái hiên lớn nhô ra giữa tán lá khổng lồ, làm nên nét đặc trưng rất riêng của chùa.

[Chùa Kiyomizu - ảnh chụp vào năm 1908]

[Ancient paintings]

Ở Nhật Bản có một câu thành ngữ rất nổi tiếng là “Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu” (thể hiện quyết tâm làm việc gì), đây chính là vũ đài ở chánh điện của chùa Thanh Thủy, kèm theo một câu chuyện thú vị. Vào thời Edo, người ta cho rằng, rất nhiều người đến chùa và nhảy từ vũ đài Kiyomizu để cầu nguyện. Thời đó, có một tín ngưỡng dân gian là nếu giao sinh mệnh cho Phật Bà Quan Âm và nhảy xuống thì lời cầu nguyện về sinh mệnh sẽ thành hiện thực. Ngày nay, tuy không còn ai thực hiện những cú nhảy mạo hiểm này nữa nhưng câu nói “Nhảy từ vũ đài chùa Kiyomizu” thường được nói khi thể hiện quyết tâm làm việc gì.

[Họa sỹ Domoto Insho]

[Họa sỹ S.Yoshi]

[Họa sỹ Utagawa Hiroshige]

[Họa sỹ Kawase Hasui]

[Họa sỹ Koitsu, Tsuchiya (1870-1949)]

[Kiyomizu Temple in Summer - Tokuriki Tomikichiro]

[Autumn at Kiyomizu Temple - Ginnosuke Yokouchi]

[Kiyomizu Temple with snow - Yamamoto Keisuke]

[Snow of Kiyomizu Temple - Hasui]

[Tranh của Họa sĩ Hasui vào năm 1933]

 [The Full Moon View At Kiyomizu Temple - Kotozuka Eiichi]

Tuy nổi tiếng là ngôi chùa Phật giáo nhưng trong quần thể kiến trúc ở đây không chỉ có chùa, mà còn có cả đền thờ đạo Shinto. Đền thờ được nhiều khách tham bái nhất là đền Jishu thờ Ōkuninushi – thần của tình yêu và đôi lứa.  Đền Jishu có một cặp “đá tình yêu” được đặt cách nhau 18m, tương truyền nếu ai còn độc thân, nhắm mắt mà đi từ tảng đá này, chạm được đến tảng đá kia thì sẽ sớm gặp tình yêu đích thực. Ngoài ra, người ta cũng bán những lá bùa để du khách có thể mua về cầu may mắn đến với bản thân và người thân.

[BST Tranh màu nước của họa sĩ Thomas W Schaller]

[Tranh của họa sỹ Kim Kimura]

Nguồn: Kiyomizu-deraInternet

Trả lời