[All about Art]
“Vẽ Về Hát Bội” là một dự án nghệ thuật phi lợi nhuận với mong muốn lưu giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và diễn dịch loại hình nghệ thuật cổ truyền Hát Bội Việt Nam qua lăng kính đương đại của hơn 40 nghệ sĩ trẻ dọc miền tổ quốc.
Với cơ duyên hạnh ngộ cùng những người Nghệ Sĩ từng làm bao trái tim khán giả say mê và những ký ức về một thời vàng son vang bóng của Hát Bội được khơi lại qua những bức ảnh, thước phim tài liệu ghi dấu những khoảnh khắc đầy cảm xúc ấy đã truyền nguồn cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ nghệ sĩ trẻ – những người con đất Việt có tuổi đời còn rất trẻ, giàu tinh thần sáng tạo và tâm huyết gìn giữ các giá trị văn hóa của người xưa đang chìm dần vào quên lãng trong sự nuối tiếc – bằng ngôn ngữ hội họa truyền thống kết hợp những ứng dụng công nghệ hiện đại, họ hy vọng sẽ có cơ hội kết nối với khán giả, lan tỏa trong cộng đồng và tô điểm những giá trị đẹp vào đời sống thẩm mỹ của đất nước hôm nay.
Sau 2 tháng ấp ủ đến nay đã thành hình, dự án “Vẽ Về Hát Bội” trân trọng ra mắt với công chúng vào những ngày đầu tháng 2 và các bạn trẻ ấy rất mong nhận được sự quan tâm, khích lệ của tất cả chúng ta.
From me with <3
#VẽvềHátbội #SaigonSignature #AllaboutArt #vuonxanhkydieu
—
ABOUT Vẽ Về Hát Bội
Trải qua gần 800 năm hình thành và phát triển, nghệ thuật sân khấu Hát Bội đã trở thành một phần linh hồn văn hóa Việt Nam, được xem như là loại hình sân khấu cổ điển, đặc sắc của sân khấu truyền thống Việt Nam. Nhiếu thế hệ nghệ sĩ và người mộ điệu đã tạo dựng nên nền nghệ thuật Hát Bội bằng đam mê và nhiệt huyết.
Tất cả những tuồng, tích đều thể hiện tư tưởng của ông cha. Những cách vẽ mặt, trang phục nhân vật lộng lẫy là thành quả của những nghệ nhân từ xưa đến nay. Tuy nhiên, môn nghệ thuật sân khấu này đang ngày càng mai một và không đến được với thế hệ trẻ do nhiều yếu tố.
Nhóm mong muốn qua một triển lãm nhỏ nhưng quy tụ khá nhiều họa sĩ trẻ từ Nam chí Bắc, thể hiện lại Hát Bội dưới góc nhìn của chính những người trẻ sẽ khơi lại một ngọn lửa nhỏ. Ít nhất, đây có thể coi như là một nhiệm vụ của thế hệ sau trong việc giữ gìn cội nguồn văn hóa dân tộc.
Các họa sĩ của Vẽ Về Hát Bội gửi lời chào tới tất cả mọi người!
[ English below ] ————————–
Over nearly 800 years of establishment and development, Hat Boi has become an integral part of Vietnamese culture, being regarded as a classic and unique performance of Vietnamese traditional stage. Many artists and Hat Boi worshipers through generations had been creating the art of Hat Boi with passion and enthusiasm.Through stories, the ancestors expressed their life’s perceptions. The way of painting faces or the splendid costume is precious results of various artists for years up to now. However, this valuable theater performance is continuously vanishing and becoming more or less unapproachable to the younger generations due to many factors.Therefore, our team wishes to mount a small exhibition, gathering several young artists from the South to the North with the intention of showing Hat Boi from the youth’s viewpoints, to evoke more passion to others. At the very least, this can seem as a mission of the next generation in preserving our national cultural origin.
Translator: Khánh Ngọc
#VVHB #VeveHatBoi #VẽvềHátBội #Tuong #Tuồng #HátBộitộilắmngườiơi #AnnamiteTheatre
“Đại Nam quốc âm tự vị do Paulus Huỳnh Tịnh Của biên soạn, in ở Sài Gòn năm 1895, tr.67 về chữ Bội có chữ: Trò bội: Cuộc ca hát, đám hát, bạn hát. Có giải thích thêm: Bội bè: Con hát, bạn hát. Áng bội bè: Trường ca hát. Hát bội: Con hát, kẻ làm nghề ca hát…” – Trích sách Nghệ thuật sân khấu hát bội, tác giả Lê Văn Chiêu.
“Có thể nói Tuồng ( miền Bắc) hay Hát Bội ( theo cách gọi của người miền Trung và miền Nam) là hình thức ca kịch truyền thống Việt Nam, mang tính tổng hợp của các loại hình nghệ thuật: sân khấu, âm nhạc, hội họa, văn học, múa và võ thuật. Nội dung của các vở Tuồng cổ thường mượn tích của các câu chuyện trong lịch sử. Tính ước lệ, cách điệu, tự sự; phương thức biểu hiện; hình thức biểu diễn; nguyên tắc ứng xướng; quy ước nói lối… luôn được bổ sung, hoàn chỉnh và là những yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật Tuồng.” – Trích Lược sử phát triển của Tuồng, sách Noh và Tuồng, tác giả Văn Minh Hương.
Hát Bội thực sự là loại hình nghệ thuật đầy tinh hoa cả về tính trình diễn và thẩm mỹ đáng trân trọng và gìn giữ. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền khác của Việt Nam, bước vào thời kì hội nhập, từ những năm cuối thế kỉ XX, Tuồng đang mất dần vị thế và khán giả, thiếu hụt nhân lực và có nguy cơ mai một.
Từ bây giờ cho tới lúc triển lãm được thực hiện, VVHB sẽ thường xuyên cung cấp những hình ảnh, tư liệu về lịch sử Hát Bội mà nhóm đã thu thập được trong thời gian qua, song song với những hình ảnh quá trình chuẩn bị tác phẩm của các họa sĩ. Là một nhóm người trẻ đơn thuần làm vì đam mê, có thể không tránh khỏi thiếu sót, mong mọi người sẽ ủng hộ và đóng góp kiến thức để triển lãm được hoàn thiện, góp một bước đi nhỏ trong quá trình bảo tồn nghệ thuật cổ truyền của đất nước.
Nguồn ảnh: 1890 THEATRE ANNAMITE – Nhà hát An Nam
Exposition coloniale. Théatre Annamite, Esplanade des Invalides.
Publisher : Imp. Floucaud & Cie, 38 rue Lecourbe & 36 rue des Petits-Champs (Paris). Date of publication : 1890.
[ English below ] ————————–
“Expository Dictionary of Annamite National Language by Paulus Huynh Tinh Cua, printed in Saigon in 1895, pp. 67, from the word “Bội” derived Trò bội (trò: game): A round of singing, a troupe, fellow vocalists.
Additionally, Bội bè (bè: a group): A vocalist, fellow vocalists. Áng bội bè (áng: a unit): a troupe. Hát bội (hát: sing): A vocalist, a person in singing careers…”
Le Van Chieu, The Arts of Hát Bội
“Tuồng (Northern usage) or Hát Bội (the Middle and Southern usage) is a form of traditional Vietnamese theatre, combining various types of arts such as stage, music, fine art, literature, dancing, and martial arts. Older Tuồng plays have their storylines mimicking historical events or tales. Allegories, melodrama, soliloquy, modes of expression, forms of performance, repartee singing and recitative conventions, etc. are constantly updated, elevated, and are the quintessential elements in the art of Tuồng.”
Van Minh Huong, History and Development of Tuồng, Noh and Tuồng.
Hát Bội is a quaint performing art that is highly refined both in its artistic standards and visual appeal — truly a cultural tradition worth preserving. However, much like other traditional Vietnamese forms of arts, from the late 20th century, as Vietnam joined the global integration, Tuồng became a fading art. It is teetering on the off-peak for a lack of audience and artists, in peril for a loss of a culture.
Starting from now until the exhibition takes place, VVHB will share images and documentaries of Hát Bội that we have acquired in the past, along with behind-the-scenes production photos of our artists. We are a group of young people driven by our love for the subject, and we understand that oversight is inevitable. We hope to attract more people like you to support us in the making of this project and lay a stepping stone on the journey to preserve our nation’s traditional arts.
Translator: Cát Tường
—
THEO DÒNG LỊCH SỬ
Trong ghi chép của những sử liệu, thời vua Trần Nhân Tông, nhà Nguyên đem quân sang đánh nước ta, sau khi bị quân ta do đức Trần Hưng Đạo thống lĩnh phá tan, đã tháo chạy về nước. Trong số tù binh bắt được có Lý Nguyên Cát , vốn là diễn viên hí kịch phục vụ binh sĩ của quân Nguyên Mông vào năm1285, vua Trần Nhân Tông cho giữ lại và sai truyền dạy cho cung nhân nghề hát.
Nhưng đó chỉ là một phần lịch sử cho thấy nguồn gốc của các tích, vở, phục trang, phong cách biểu diễn trong Hát Bội. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có những công trình nghiên cứu khẳng định chính xác về nguồn gốc và thời điểm ra đời của Tuồng. Có nhiều quan điếm khác nhau về nguồn gốc ban đầu của Tuồng. Nhiều tài liệu cho rằng Tuồng Hát Bội và Chèo có nguồn gốc từ các hình thức diễn xướng dân gian gắn liền với các tế lễ phản ánh cuộc sống đánh bắt thủy sản và sản xuất nông nghiệp buổi xa xưa.
Mặc khác, khi hình thức kịch hát này hiện điện Ở cung đình nhà Trần, những nghệ nhân, nhạc sĩ diễn xướng lúc đó ngoài Lý Nguyện Cát, đạ phần chỉ có thể là người Việt. Như vậy, những diễn vìên được chọn lọc vào cung trước khi được một nghệ nhân nhà Nguyên hướng dẫn, đã thấm đẫm trong họ ngôn ngữ, những yểu tố nghệ thuật mang chất dận gian bản địa. Chất dận gian và chất cung đình thời kỳ đó đã hòa quyện trong hình thức nghệ thuật sơ khởi củạ Tuồng.
Thời Lê, các loại hình ca xướng bị xem rẻ và bị đối xử khá khắt khe với những nghệ sĩ. Đào Duy Từ đã từng bị cấm thi do thời đó, kép hát được cho là “xướng ca vô loài” mà cha của ông là quản giáp một phường chèo.
Sau này tới thời chúa Nguyễn, Đệ nhất Khai quốc công thần Đào Duy Từ đã trở thành người đầu tiên có công đặt nền móng và xây dựng ngành Tuồng theo hướng chuyền nghiệp hoá. Theo tương truyền và nhiều tư liệucòn ghi chép lại, chính Đào Duy Từ là người khởi thảo ra những vở Tuồng kinh điển thành văn khuyết danh rất nổi tiếng và lưu truyền đến tận ngày nay .
Triều Nguyễn, Tuồng đã được phục hưng trở lại. Tuồng đạt tới đỉnh cao khi được các vị vua yêu thích, cho soạn vở, dành nhiều ưu đãi và mở trường đào tạo nghệ sĩ. Hàng loạt tác giả soạn Tuồng như Đào Tấn – Hậu tổ ,…đã tạo nên nhiều tác phẩm lớn Thời này có những Vở Tuồng diễn đến 108 đêm như: Vạn bửu trình tường hoặc 80 đêm như: Quần phương hiến thụy.
Bộ tem với tranh vẽ về nghệ thuật Hát Bội của họa sĩ Nguyễn Thị Sâm ( phát hành năm 1994 và 2002)
—
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN CỦA DIỄN VIÊN TUỒNG
Đặc trưng độc đáo nhất của sân khấu tuồng là chất bi hùng. Mỗi nhân vật chính diện đều là những bài học, những tấm gương về đạo lý, đặc biệt là đạo trung quân ái quốc.
Sân khấu tuồng thực chất là sân khấu gợi cảm, gợi tưởng tượng. Từ đó, các nghệ sỹ đã sử dụng phương pháp ước lệ, cách điệu một cách toàn diện và nhất quán. Người diễn viên đi xa cái dạng tự nhiên, tạo nên những hình ảnh tượng trưng: roi ngựa tượng trưng cho con ngựa, mái chèo tượng trưng cho con thuyền…
Nghệ thuật tuồng không tả thực mà tả ý, không đi sâu vào tiểu tiết mà chú trọng lột tả cái thần (bản chất) của sự kiện và con người; dùng phương pháp gợi tả để lôi kéo, kích thích trí tưởng tượng của khán giả để họ cùng tham gia sáng tạo và đồng cảm với nghệ sỹ biểu diễn. “Cái thần” chính là đỉnh cao của nghệ thuật diễn tuồng.
Trên sân khấu tuồng, tất cả bắt đầu từ diễn viên. Với một câu hát, một điệu múa, người nghệ sỹ dần dựng lên toàn bộ bối cảnh không gian và thời gian: lúc là biển cả mênh mông, khi là núi rừng bát ngát; vừa là triều đình đó, hốt nhiên đã thành bãi chiến trường.
Nhưng để dựng được cảnh sắc trong tâm trí người xem, người nghệ sỹ tuồng phải dùng những động tác tưởng tượng, với giả định có cảnh thực trước mắt. Nhờ những động tác mang tính cách điệu và giàu sức biểu hiện này, người nghệ sỹ vượt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp của sân khấu, tạo nên toàn bộ đời sống xã hội.
Thông qua tài năng của diễn viên, khán giả không chỉ nhận biết được những thay đổi về ngoại cảnh mà còn thấy những xung đột giằng xé trong nội tâm nhân vật, những sung sướng tột đỉnh, những nỗi đau tan nát tim gan. Tiêu chuẩn đánh giá tài năng của người nghệ sỹ tuồng là; thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần. Và chính sự tổng hòa các yếu tố hát, múa, diễn xuất, nhạc đệm tạo nên những cảm xúc mạnh mẽ nhất cho người xem.
theo Nguyễn Khắc Duyên.
Hình chụp nghệ sĩ ưu tú Tuyết Mai trong vai Chung Vô Diệm. Nhà hát tuồng Đào Tấn – Bình Định
[ Sách Phụ nữ và Tuồng ]
—
SỰ TÍCH ÔNG TỔ NGHỀ HÁT BỘI.
Tương truyền, một vị vua và hoàng hậu đã hơn mười lăm năm không có con nối dõi, ngày đêm cầu khẩn trời phật. Mỗi lần làm lễ thì cho người đóng giả thần linh bay lên trời, vừa bay vừa hát, dâng sớ lên Thượng đế cầu xin. Sau đó hoàng hậu hạ sinh hai con trai.
Lớn lên, hai hoàng tử đam mê hát xướng, quên ăn quên ngủ thành ra gầy yếu bệnh tật. Một đêm hai hoàng tử lén vua cha trốn ở xó buồng hát xem diễn tuồng. Vãn hát, mọi người tỏa ra tìm kiếm thì phát hiện hai ông hoàng nhỏ đã ôm nhau chết tự lúc nào.
Sau này ban hát nào cũng thấy hai hoàng tử hiển linh về xem hát, nên lập ra bàn thờ tôn kính làm tổ sư. Vì kiêng húy nên gọi trệch ông Hoàng thành ông Làng.
Trên bàn thờ làm hai hình nhân hài nhi bằng vải, các nghệ sĩ trước mọi buổi diễn đều phải thành tâm cúng bái để vở diễn thành công tốt đẹp. Đó là lòng tín ngưỡng đại diện cho lý tưởng, một tinh thần say mê nghệ thuật , quyết tâm theo đuổi nghiệp diễn đến cuối đời, thường gọi là “nghiệp tổ” vậy.
(Nghệ thuật sân khấu hát bội, tác giả Lê Văn Chiêu, Nhà xuất bản Trẻ. )
NSND Đinh Bằng Phi chia sẻ: tổ nghiệp cũng chính là những bậc tiền nhân đã khai sáng ra nghiệp sân khấu, sáng tạo và phát huy để nghệ thuật sân khấu ngày càng hoàn thiện hơn. Hình ảnh hai vị hoàng tử cũng là tất cả khán giả của sân khấu, những người đã góp phần nuôi sống nghệ sĩ.
Ảnh: trang phục hát Tuồng ở Huế, năm 18
[ English below ] ————————–
THE ORIGIN OF HÁT BỘI PATRON DEITIES
It was told, that once upon a time the king and his queen were without child for fifteen years as they prayed and prayed to the buddha and the heavens. One time during a ceremony, an actor was dressed like a god ascending to the heavens, as he sing and fly away, giving a pleading message to the gods. It was then that queen finally gave birth to two boys.
As they grew up, the two princes were obsessed with opera and the theaters, to the point that they neglected to sleep or eat and became very sickly. One night, the two sneaked away from their parents and hid on the opera house’s attic to watch a tuồng play. At the end of the performance as everyone spreaded out to find the missing princes, they were found dead, holding onto each other.
Afterward, whenever there was a performance going on, the spirit of the princes would came back to spectate so people created altar to honor them as patron deities. To avoid duplicating names with existing royalties, instead of calling them by “ông Hoàng”, the title was changed into “ông Làng”. Before the altar are two children dummies made out of fabric, to which actors and artists pray to before the play for a successful performance. That is a belief that represent an ideal, a passion for the arts to pursuit the career of acting to the end of one’s life, which one refer to as a “founder of the trade”
(The arts of Hát Bội, Lê Văn Chiêu, Trẻ Publisher)
According to actor for the people Đinh Bằng Phi: founder of the trade are also those who have created theater as a trade, constantly innovating and developing the art of the theater toward perfection. The two princes also represent the images of the audience; those who are patrons to the arts.
Translator: Hoàng Anh
Ban thờ 2 ông ở Khương Ninh Các trong Cung Diên Thọ, Đại Nội – Huế @Nguồn ảnh: internet
Ban thờ 2 ông trong 1 gánh Hát Bội tại Chợ Lớn,Sài Gòn những năm 60 của thế kỷ XX
Trích ảnh của Nhiếp ảnh gia Jack Galofaro
—
TỪ NGHIÊN CỨU ĐẾN TÁC PHẨM
♥ Để tìm cảm hứng cho tác phẩm của mình, họa sĩ và các bạn đã mua vé xem hát bội ở nhà hát Tuồng VN, (tức Rạp Hồng Hà, Số 51A phố Đường Thành, Q.Hoàn Kiếm). Đức đã kể lại cảm nhận của mình:
“…Tuồng, xem ở khoảng cách gần, hay và ấn tượng cực kì, khi xem Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, mình rùng mình liên tục trước diễn xuất, tiếng nhạc, tiếng thét vang vang….Khi Hồ Nguyệt Cô nhìn thẳng vào mặt mình, ngay sau lúc hóa cáo và không nói tiếng người được nữa, thấy lạnh sống lưng nhưng cũng thích thú khủng khiếp. Đồng thời mình cũng cảm nhận rõ loại hình nghệ thuật này kén người xem ra sao, dù mình rất thích, nhưng cũng tự hỏi nếu xem mà không được ngồi gần sân khấu như lần này, mà xem chỗ rạp hát hoành tráng, quan sát từ xa thì chắc… buồn ngủ : ))) vì không theo dõi được cử chỉ, nét mặt- cái tài tình trong diễn xuất của các nghệ sĩ…
150k/vé mới nghe có người sẽ thấy đắt, nhưng đến thì mới biết, cả buổi có 8 người ngồi xem , tròn 2 hàng ghế, có trà thơm, không gian thanh tịnh, diễn viên có hơn chục người diễn nhiệt tình luôn, thấy quá là rẻ : ))). Nói thế đủ thấy nghệ sĩ vất vả, cứ cho là có hỗ trợ từ Nhà nước thì chắc chắn đời sống ko dư dả gì. Thế nên các nghệ sĩ, nhìn người trẻ tuổi đến người già, nhất là cánh đàn ông, trông cứ buồn và “dead inside” thế nào ấy. Bù lại các nghệ sĩ nữ thì rất tươi, rất nhiệt tình…Nói chung ko thể bảo sau 1 buổi là đã thành fan, nhưng thật sự mình rất thích thú. Nói chung loại hình này phải xem trực tiếp, xem gần, và xem có tâm, chả trách kén người thưởng thức.
Cứ nghĩ lời của bác Đinh Bằng Phi, môn nghệ thuật này sớm muộn gì cũng bị mai một thì lại thấy buồn và tiếc cực kì…
Một phần nhỏ trong bức tranh vẽ nhân vật Ngô Tôn Quyền trong vở “Lưu Bị Cầu Hôn Giang Tả” của họa sĩ Nguyễn Minh Đức
♥ Đây là hình ảnh nguồn mà họa sĩ dựa vào để sáng tạo ra tác phẩm của mình. Nhân vật Bàn Cổ đang diễn bài múa “Điềm Hương”.- Một võ tướng mặc “song mang”, có cái mặt giống như mặt chim, màu xanh có vằn đen trắng, múa những bộ rất mạnh, mở bốn phương, tấn lên trên, ép xuống dưới để phân ra Âm và Dương – Trời và Đất.
Nguồn ảnh: Ben Pro – Đình Bình Lý, Hóc Môn, Saigon
Từ những phác thảo ban đầu…Đến bản vẽ chì hoàn chỉnh, với nhiều thay đổi cả về thiết kế nhân vật lẫn bố cục để bức vẽ có được thần hồn của người nghệ sĩ diễn vai ông Bàn Cổ.
Họa sĩ đang can lại từng chi tiết bản vẽ chì lên trên mảng lụa để lên màu. Quá trình vẽ lụa là một quá trình đòi hỏi nhiều công sức, người vẽ lụa phải lên màu, rửa lụa rồi lại lặp lại thật nhiều lần cho đến khi từng màu sắc được nhuộm đều trên mảnh lụa mỏng.
♥
♥
♥
♥
♥
♥ Hát bội hành tội người ta là tên cuốn sách thủ công dành cho giới trẻ nói về hát bội Việt Nam của tác giả Diễm Nguyễn. Đây là mô hình giấy – paper craft ba nhân vật trong vở tuồng Sơn Hậu. Mô hình và quyển sách sẽ được trưng bày trong triển lãm.
Hát Bội hành tội người ta – tác giả Diễm Nguyễn
♥ Đào Tam Xuân Đề Cờ Trảm Trịnh Ân
Ðào Tam Xuân là một nữ tướng, vợ của Trịnh Ân. Khi nghe tin Vua Tống Thái Tổ giết Trịnh Ân là người anh em kết nghĩa với Vua Tống, Ðào Tam Xuân hết sức phẫn nộ đã kéo quân vể triều hỏi tội Tống Thái Tổ. Trước sự can ngăn của Cao Hoài Ðức và thái độ ăn năn hối lỗi của vua nên Ðào Tam Xuân chỉ bắt Hàn Tố Mai là ái phi của Vua, thủ phạm chính đã giả chiếu thư gây nên mối nghi ngờ dẫn đến cái chết oan của Trịnh Ân. Hàn Tố Mai bị bắt, bó vải đưa đến cho Ðào Tam Xuân giết để tế chồng, trả thù cho Trịnh Ân.
Hoá trang nhân vật Ðào Tam Xuân trong mô hình đào võ, nhưng là kiểu hoá trang cách điệu một nhân vật đào chiến đặc biệt: Nền mặt một nửa màu hồng, một nửa màu xanh. Có ý kiến gìải thích về cách hoá trang này như: Nửa mặt màu xanh biểu hiện nhân vật xuất thân từ miền núi; nửa mặt màu hồng nói lên tính chẩt thục nữ anh hùng. Ý kiến khác cho rằng: Do luyện đao kiếm qua nhiều ngày đêm nơi rừng núi nên nước da nửa mặt bị biến màu. Tuy vậy những nét thanh mảnh của đôi lông mày vẫn giữ được vẻ đẹp của nữ tính. Đây là kiểu hoá trang cách điệu độc đáo, mang tính ước lệ đặc trưng trong tuồng. Những nét thanh thoát nhưng khoẻ khoắn biểu hiện đào võ (hay đào chiến) mang tính chẩt văn võ song toàn của mô hình nhân vật nữ tướng đặc biệt trong tuồng truyền thống Việt Nam.
Một phần phác thảo hình tượng Đào Tam Xuân của họa sĩ Miên Phan Rougemie.
♥ Nhân vật Phàn Định Công trong vở tuồng Sơn Hậu.
Phàn Định Công là một trung quân của nước Tề, trấn giữ thành Sơn Hậu, là một ông quan trung thực, nóng tính. Khi vua chết, Tạ Thiên Lăng chiếm ngôi vua, sai sứ ra Sơn Hậu để dụ Phàn Định Công quy hàng. Phàn Định Công chém sứ rồi lấy cờ đề lên bốn chữ Thuận Thiên Báo Quốc, cầm quân tiến về kinh thành đánh Tạ Thiên Lăng. Nhưng vì nộ khí lên cao, Phàn Định Công bị thổ huyết ba lần và chết trên đường hành quân
Tập trung miêu tả thần thái và tính cách nhân vật chính là điểm nhấn và là nội dung của tác phẩm. Trong tranh là hình ảnh nhân vật cầm chiếc roi ngựa được cách điệu hơn mức “những con ngựa tuồng” thông thường để nhấn mạnh sự chuyển động của người nghệ sĩ hát bội cùng với đạo cụ của mình. Tác phẩm vẽ digital của họa sĩ Lưu Bảo, sinh năm 1995, hiện đang sống tại Mỹ.
♥ Bản phác thảo và thiết kế nhân vật Lão Tạ trong vở Ngọn lửa Hồng Sơn của họa sĩ hoạt hình Tinhanh Huỳnh’s Art, sinh năm 1995. Tự mình thực hiện một clip hoạt hình frame by frame ( vẽ từng khung tranh) là một chuyện không hề dễ dàng với khối lượng công việc vô cùng nặng.
♥ Hồ Nguyệt Cô vốn là cáo tu luyện ngàn năm trở thành người. Nàng trải qua nhiều biến cố vào sinh ra tử. Đến khi nàng đem lòng yêu Tiết Giao và bị chàng ta phụ bạc, đánh cắp mất “ngọc người” và phải quay về kiếp cáo. Ngay khi xem NSND Minh Gái diễn trích đoạn Hồ Nguyệt Cô hoá cáo tôi đã bị ấn tượng cực kì sâu sắc vì cảm nhận được thần lực của loài cáo toát ra mạnh mẽ từ cô. Dường như ngay lúc đó tôi thấy được bóng dáng của loài cáo. Từ đó tôi vẽ nên tác phẩm này, phần lớn (sân khấu, trang phụ biểu diễn, diễn xuất…) được truyền cảm hứng từ phiên bản biểu diễn vô cùng xuất thần của NSND Minh Gái.
Tác giả sân khấu Trần Vượng đã nói rằng nếu phải chọn một vở để giới thiệu tuồng đến khán giả quốc tế, thì đó sẽ là vở Hồ Nguyệt Cô hóa cáo. Vì nó phù hợp với lăng kính hiện đại hơn các vở tuồng khác và ý nghĩa triết học của nó về con người: “Nhân tính qua rèn luyện tăng dần theo tỷ lệ ngược với thú tính bớt dần đi. Nhưng nếu tu luyện kém, con người dễ trở lại con thú, nghĩa là cái ác thắng cái thiện.”
” Một vũ điệu phải nói là mê ly, vũ điệu Nguyệt Cô mất dần nhân tính, mọc lông trở lại thành cáo. Một tác phẩm triết lý sâu sắc, lại rất hiện đại…” (Lãng du trong văn hóa Việt Nam- Hữu Ngọc )
Một phần tranh minh hoạ Hồ Nguyệt Cô hoá Cáo của hoạ sĩ Pham Quang Phuc
♥ TÓM TẮT VỞ TUỒNG SƠN HẬU – Nhân lúc vua Tề băng hà, huynh đệ Tạ Thiên Lăng (thái sư đương quyền) mưu tiếm ngôi bằng cách lập “Tiểu giang sơn” (cung điện riêng). Chúng hạ ngục thứ phi đang mang thai, chờ ngày lâm bồn xong sẽ hành quyết. Thái giám Lê Tử Trình trá hàng, xin chân giữ tù thứ phi hòng tìm phương cứu giá. Sau cuộc công phá “Tiểu giang sơn” thất bại, Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá hợp sức Lê Tử Trình cứu thoát thứ phi và hoàng tử mới sinh đưa đến “Sơn Hậu thành”, lấy nơi đây làm căn cứ địa để phục thù. Tạ Thiên Lăng cho quân đuổi theo. Khương Linh Tá ở lại cản đường, rồi bại trận và bị chặt đầu. Khi Kim Lân và mẹ con thứ phi bị lạc trong rừng, Linh Tá hiện lên thành ngọn đuốc dẫn họ về thành Sơn Hậu. Quân thái sư cố thủ trong thành. Thiên Lăng bắt mẹ Kim Lân làm con tin. Nhờ sự giúp đỡ của Nguyệt Hạo, Kim Lân giao bà đổi lấy mẹ mình. Cuối cùng quân Kim Lân chiến thắng. Tạ Ôn Đình bị hồn Linh Tá hiện về chém chết, còn Thiên Lăng bị đuổi về quê. Hoàng tử lên ngôi vua.
Mời các bạn xem một phần tranh Tạ Ôn Đình chém Khương Linh Tá của họa sĩ Phùng Nguyên Quang.
Họa sĩ và đôi lời chia sẻ : Sau khi được xem trích đoạn Tạ Ôn Đình chém Khương Linh Tá, mình rất ấn tượng cảnh người diễn viên quấn sẵn một dải lụa đỏ trên đầu, khi chiếc mũ rơi xuống thì bung dải lụa đỏ ra như một dải máu. Sau đó anh ta cúi xuống nhặt lấy mũ đội lại lên đầu trong sự hoảng hốt của Ôn Đình và hai tên lâu la. Cảnh bốn người đánh nhau, cùng với chiếc roi là bốn con ngựa dữ, cảnh Khương Linh Tá rơi đầu bằng một dải lụa máu làm cho một người tay ngang, trước đó chưa biết gì về hát bội như mình cũng cảm nhận được sức mạnh của sự ước lệ trong hát bội và tài năng diễn xuất của người diễn viên, nên mình đã chọn mô tả lại cảnh này.
♥ Bộ card sưu tầm (collectible card) dòng Sơn Hậu của 6 nhân vật đặc trưng của vở tuồng Sơn Hậu quen thuộc. Được Trâm Anh thực hiện theo phong cách pixel art. Trong hình đã có Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá.
♥ “Hát Bội rồi sẽ bị lãng quên hay sẽ lại được tìm thấy?”
Bức tranh Cánh cửa – Tranh chì của tác giả Hoàng Giang, Lá Studio
♥ Truyện không lời của tác giả Vũ Thanh Nguyễn
♥
♥
Artist: Vũ Tuấn Anh
Design: Nhatminh Phan Đỗ Trọng Đạt
—
SỰ KIỆN VÀ CÔNG CHÚNG
Tập thể các họa sĩ và ban tổ chức của Vẽ Về Hát Bội
Nghệ sĩ Thành Lộc đến tham dự buổi triển lãm
Khu vực check-in của App mặt nạ hát bội
WORKSHOP VẼ MẶT NẠ TUỒNG
Chia sẻ rất tình cảm từ facebook Phuong Nguyen dành cho Vẽ Về Hát Bội. “Kịch nói thì ngày một chật vật, cải lương có lẽ còn đìu hiu, ngắc ngoải muôn phần. Thế nên nghĩ về hát bội, khán giả đại chúng sao tránh được cảm giác xa lạ. Đôi khi là rờn rợn, sờ sợ. Bằng tuổi tôi, thú vui của bà ngoại là những đêm trăng sáng trốn nhà đi coi hát cúng đình, cúng miễu. Chớp mắt một cái thì tới đời F2 của anh em tôi, chẳng ai còn biết đến chứ nói chi là bồi hồi, nuối tiếc một hào quang xưa cũ. Lần cuối tôi còn được nghe những tích Tiết Giao đoạt ngọc, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo,… cũng hơn chục năm rồi. Nhưng đó chỉ là một tình tiết nhỏ chợt thoáng qua trong vài lớp thoại của vở kịch Trầu cau trên Sân khấu 5B. Mà giờ thì vở kịch ấy cũng chẳng còn trình diễn nữa…Cái đáng sợ hẳn ở chỗ ấy. Nghệ thuật không sợ chết vì thiếu đi những rung cảm. Cái chết có lẽ đã đến mon men từ trước đó rất lâu. Khi mà chúng ta dần “tiết kiệm” những cơ hội dành cho nhau. Cả nghệ sỹ, khán giả và những người quản lý văn hóa. Nhìn những hàng sách quảng bá cho Kinh kịch, Hý kịch,… của Trung Hoa với màu sắc, hình ảnh bắt mắt sao khỏi thèm thuồng. Theo dõi một vài vở múa truyền thống của Hàn Quốc như Sự trở lại của rồng, Mặc Hương,… ngay tại Saigon dẫu chưa thực sự đồng cảm nhưng cũng khiến chúng ta ước ao. Không dám nói vì họ giỏi hơn, hay hơn, nhưng sự thật là họ đã dám làm và dám thưởng thức. Chúng ta không trải qua Cách mang Văn hóa, mà sao Hát bội cũng bị đào thải nghiệt ngã như tuồng Bá vương biệt cơ bên nước bạn? Nghĩ vậy, mong rằng Vẽ Về Hát Bội sẽ đi được xa hơn nữa. Cảm ơn các bạn!”
Nguồn: @vevehatboi
Tháng 2|2018