Runam – Những câu chuyện hoài niệm pha lẫn hiện tại bên tách Càfê

Từ khi được biết đến và ưa chuộng, cà phê đã có dịp đi khắp nơi, nên không lạ nếu nói ly cà phê là người kể chuyện hấp dẫn nhất.

Tại mỗi nơi, mỗi cách thưởng thức cà phê đều mang dấu ấn của văn hóa của nơi đó. Nếu bạn nghĩ Ý, Pháp, Mỹ… là những đại diện của văn hóa uống cà phê thì có lẽ bạn nên mở rộng hơn. Có thể những ly cà phê Ý, Pháp, Mỹ… được nhiều người ưa chuộng nhưng đó không thể là đại diện của văn hóa cà phê chung.

Cà phê Việt là một ví dụ, phong cách thưởng thức cà phê từ tốn, chậm rãi của ly cà phê phin hoàn toàn khác cách uống ly esspresso của Ý. Cà phê đá cũng khác với cà phê americano của Mỹ và cà phê late có vị hoàn toàn khác với ly cà phê sữa đá Việt…

Từ thế kỷ thứ 18, người Ý đã sáng chế ra một nền văn hóa uống cà phê độc đáo mà tầm ảnh hưởng của nó lan rộng ra toàn thế giới. Càfê RuNam đúc kết những kinh nghiệm và bí quyết từ nền văn hóa cà phê này để đưa vào những sản phẩm của mình qua những hạt cà phê Arabica và Robusta chất lượng nhất của Việt Nam.

Tại mỗi nơi cà phê đến, đều xuất hiện một câu chuyện thú vị hoặc một ly cà phê đặc trưng hoàn toàn khác biệt. Để càfê RuNam kể bạn nghe những nơi cà phê đến và những câu chuyện thú vị quanh ly cà phê nhé.

Cuôc đời của hạt cà phê không khác với cuộc đời của một con người. Từ khi hoa cà phê hoa trắng tinh bắt đầu xuất hiện đến lúc trái chín đỏ và hình thành được hạt cà phê cũng mất hơn 9 tháng. Những câu chuyện cuộc đời đầy triết lý, câu chuyện đùa, những câu chuyện đẹp, tình yêu say đắm như cổ tích cứ thế tuôn chảy bên ly cà phê đậm đắng.

Ngoài trà và men rượu thì cà phê có sức hấp dẫn những câu chuyện đến vô tận. Cà phê đặc biệt hơn hẳn trà và rượu do vị đắng của cà phê có thể làm ngọt những câu chuyện. Vị chát của trà hay men cay của rượu từ rất lâu đã là nơi bắt đầu những câu chuyện kể nhưng chỉ có vị đắng của cà phê mới có thể chuyển biến theo cảm xúc của người kể chuyện và người nghe.

Dường như có một sức mạnh thần bí nào đó đã làm cho bất kỳ ai khi đang ngồi trước ly cà phê đều trở nên nhã nhặn, hiền lành, dễ mến. Người ta thường quên mất tuổi tác, địa vị, cũng như giai cấp của mình khi trước mặt là một ly cà phê bốc khói đang tỏa mùi hương quyến rũ. Đó thực sự là triết lý, và là sức hút hữu hình của cà phê.

Ý là nơi có những ly café phổ biến nhất trên thế giới. Nếu người dân phía Nam nước Ý thích ly café đặc và mạnh thì người dân phía Bắc lại thích cho nhiều sữa hơn tạo nên sự phong phú của cách chế biến ly café. Nếu những nơi khác, quán café được thiết kế để thư giãn, tán ngẫu thì các quán café ở Ý được thiết kế như một quán bar, người Ý thường đứng để uống café. Cách thưởng thức café cũng khá đặc biệt, người ý uống ly café espresso chỉ mất 3 giây và 20 giây cho ly caphuchino. Nếu bạn uống quá lâu, chủ quán sẽ lịch sự hỏi bạn có muốn đổi ly khác không. Người thích café ấm hơn là nóng và chỉ uống café sữa vào buổi sáng và không uống sau bữa ăn.
Ý là nơi có số lượng quán café tính trên đầu người lớn cao nhất thế giới với hơn 100.000 quán cho hơn 60 triệu người.
Nói về những ly café đặc trưng của ý chắc khá nhiều người quen thuộc:
– Antoccino: một phần sữa và 1 shot espresso
– Marocchino: một lượng nhỏ café espresso, một phần sữa và một lớp bột cacao bên trên
– Espresso Romano: là ly espresso với một lát chanh mỏng bên trong
– Macchiato: một shot espresso với một lượng nhỏ sữa được đánh bọt bên trên
– Ristretto: ly espresso đặc

Café Frappe ở Hy Lạp
Đất nước Hy Lạp có cách uống café khá giống với café Việt với tên gọi Frappe. Ly café cũng bao gồm đá, nước lạnh, café hòa tan với một lớp bọt sữa bên trên.
Người Hy Lạp tin rằng mỗi ngày 1 cốc café Frappe chính là bí quyết trường thọ của họ. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng 1 cốc café Fappe mỗi ngày là bí quyết trường thọ của người dân đảo Ikaria ở Hy Lạp vì tại đảo này tỷ lệ người có tuổi thọ trên 90 tuổi khá cao.

Bạn đã từng thử Cà phê Miel của Tây Ban Nha? Cà phê Miel là một trong những cách pha cà phê độc đáo nhất trên thế giới. Đây là món uống phổ biến tại Tây Ban Nha. Nó bao gồm mật ong pha với espresso, sữa nóng và một nắp bột quế.
Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng lượng nguyên liệu, cà phê Miel sẽ có vị rất tệ. Ngược lại, khi pha đúng tỷ lệ, vị ngọt của mật ong hòa với vị ngậy của sữa và vị đắng của espresso sẽ khiến ngay cả người khó tính nhất hài lòng.

Cái tên cà phê Macchiato bắt nguồn từ đâu?
Trong tiếng Ý thì “Macchiato” có nghĩa là lốm đốm và cũng vì “cái tên” này mà có khá nhiều tranh cãi trong cách pha chế. Có người thì nói Macchiato là Espresso được cho thêm vài vệt sữa trên bề mặt tạo thành các đường vân trong khá đẹp mắt mà thôi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quán café họ lại cho kha khá nhiều sữa vào tách Macchiato, thế nên có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa Macchiato và Latte.

Cuba nổi tiếng với nền nông nghiệp sạch vì hầu hết những gì được trồng ở Cuba đều không sử dụng phân bón hóa học và thuốc hóa học khi trồng mà tất cả đều được dùng phân hữu cơ thân thiện với môi trường, an toàn cho người dùng. Café cũng không ngoại lệ. Hạt café được trồng trên núi Siera Maestra được trồng hoàn toàn tự nhiên.
Café đặc trưng của nước này là Cabano với 1 muỗng đường và 1 phần espresso.

Kopi Luwak (cà phê chồn)
Là tên của một loại cà phê đặc biệt, được xếp vào hàng sang trọng và hiếm nhất thế giới. Loại cà phê này hầu như chỉ có ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Cái tên gọi Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loại cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.

Bắt nguồn từ từ kopi trong tiếng Indo có nghĩa là cà phê. Luwak là tên của một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của loại cầy cư trú quanh đó. Loài cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphrodites) thuộc họ Cầy (Viverridae). Loài này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là trái cây và quả cà phê. Tuy nhiên, khi vào dạ dày, chỉ có phần thịt quả cà phê được tiêu hóa, còn hạt cà phê lại theo đường tiêu hóa bị thải ra ngoài. Quá trình này tạo cơ sở chính cho sự có mặt của loại cà phê chồn huyền thoại hôm nay.

Bạn thường uống cà phê khi bạn cần tỉnh ngủ, đúng không? Tốt thôi, việc uống cà phê không chỉ giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ và còn giúp bạn nhạy bén hơn, thông minh hơn. CNN cho biết “…Cà phê cho phép não của bạn hoạt động hiệu quả hơn và thông minh hơn. Phóng viên tạp chí TIME, Michael Lemonick nói: Khi bạn cần tỉnh táo, bạn sử dụng caffeine, nó giúp cải thiện thời gian phản ứng, sự tỉnh táo, sự tập trung, sự suy luận lo-gic – hầu hết các hoạt động phức hợp mà bạn cần đến sự thông minh”.

Vẽ cà phê vốn xuất hiện đầu tiên ở Ý, quê hương của dòng cà phê vẽ Cappuccino hay Espresso. Hiện nay, nó đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam. Để pha chế nên những cốc cà phê này, bạn phải có loại máy chuyên biệt để xay hạt cà phê và đánh sữa. Những bức tranh tạo nên với tăm, cọ vẽ, socola, bột cacao và khó hơn là dùng dòng sữa nóng để tạo hình. Những hình vẽ sinh động đã khiến cho người pha chế trở thành một người nghệ sĩ thực thụ.

Bạn có biết chứng nghiện cà phê đã có “vinh dự” đi vào âm nhạc? Năm 1732, nhà soạn nhạc Johan Sebastian Bach đã sáng tác một bản cantata trào phúng về chứng nghiện cà phê.

BALZAC – Vĩ nhân không thể sống thiếu cà phê

Được coi là “bậc thầy của tiểu thuyết hiện thực”, Honoré de Balzac (1799–1850) để lại cho hậu thế một gia tài văn học đồ sộ với 91 tiểu thuyết được xuất bản và những câu chuyện ngắn ông viết từ năm 1829 cho tới khi mất. Trong đó, có nhiều cuốn đã trở thành kinh điển như La Comédie humaine (Tấn trò đời), Le Père Goriot (Lão Goriô), La Peau de chagrin (Miếng da lừa)… Tác phẩm của ông là một bộ bách khoa thư bằng văn học về giai đoạn lịch sử đầy biến động nửa đầu thế kỷ 19, tạo nên những mẫu nhân vật điển hình và những đóng góp xuất sắc cho văn học trường tồn cùng thời gian.

Có giai thoại kể rằng để có một sức làm việc hơn người, Balzac dùng tới 50 tách cà phê mỗi ngày. Điều này được Balzac đề cập trong bài tiểu luận The Pleasures and Pains of Coffee. Với Balzac, cà phê là một sức mạnh tuyệt vời trong cuộc sống, một chất kích thích sáng tạo đầy huyền thoại, chắp cánh cho trí tưởng tượng, giúp ông phi nước đại trong sáng tạo cả ngày lẫn đêm. “Tôi thường thức dậy sớm và làm việc suốt cả ngày mà không thấy buồn ngủ”, Balzac từng nói. Ông thích cà phê Thổ Nhĩ Kỳ vì mùi thơm đặc trưng, thích uống lạnh trong lúc dạ dày đang trống rỗng. Giống như các vĩ nhân khác như Beethoven, Francis Bacon, Jean-Paul Sartre, Balzac cho rằng ông không thể sống nổi nếu thiếu cà phê.

Năm 2013 một quán café nhỏ tại Pháp đã trở nên nổi tiếng bởi thực đơn ghi rõ sẽ giảm giá cho những khách hàng lịch sự. Một tấm bảng đen quảng cáo bên ngoài quán cafe ghi “Một tách cà phê” giá bảy euros ($9.6) – nhưng khi khách order “Xin chào, xin cho một tách cà phê” thì giá chỉ còn 1,40 euros thôi. Quán đã trở thành hiện tượng và mang đến rất nhiều niềm vui cho mọi người.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Seoul National University đã cho thấy ngửi hương cà phê còn có tác dụng giúp giảm stress. Thế nên chặn giấy thơm hạt cà phê RuNam sẽ là món quà độc đáo mà bạn có thể dành tặng bạn bè như lời nhắn nhủ, sẻ chia những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống của nhau.

“Thuyền về” – Mỗi thiết kế trên bao cà phê hoặc trên các hộp quà của RuNam đều tái hiện một góc nhỏ, quen thuộc của người Việt. RuNam không chỉ sản xuất cà phê mà còn mong muốn khôi phục văn hóa cà phê Việt, nổi bật với ly cà phê đá và sữa đá, thói quen thưởng thức cà phê cóc ven đường… bình dị và quen thuộc.

Người ta có thể đoán biết được tính cách con người, văn hóa của mỗi vùng miền qua cách pha café và sở thích uống của mỗi người. Chẳng hạn, người miền Nam thường bọc cafe trong tấm vải và nấu trong nồi, họ thích uống cafe đá hơn là uống nóng. Còn người miền Bắc, chủ yếu uống cafe pha phin, đen hoặc nâu nhưng đều rất đậm đặc.

Nếu cuộc đời là hành trình đi tìm một ly cà phê ngon thì có khó gì đâu khi bạn lỡ uống phải một ly cà phê bị pha dở tệ và đắng khét? Hãy tiếp tục bước tới và tìm cho mình những hạt cà phê ngon nhất, được rang xay đúng độ để cho ra đời những ly cà phê hạng nhất. Suy cho cùng, hành trình đi tìm ly cà phê ngon đó chẳng phải là hành trình đạt đến mục tiêu của chính bạn hay sao? Bởi lẽ chỉ có chính bạn mới biết mình muốn uống một ly cà phê như thế nào.

Càfê RuNam – Cafeteria & Restaurant

  • Tọa lạc ở 96 Mạc Thị Bưởi, Quận 1, Sài Gòn, Việt Nam.
  • Thời gian đón khách từ Thứ hai – Chủ nhật: 07:00 – 23:00.
  • Liên hệ đặt bàn: 08 38 258883

————————————————–

Tháng 12 dịu êm,
Trong khu vườn rực nắng,
Những đoá hoa muà Đông,
Thắm hồng miền cổ tích…

From me with 

Nguồn: Càfê RuNam

Thơ#NguyenNgocDieu

Trả lời